Hiện nay, dòng sản phẩm bếp gas âm đang được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế cho những chiếc bếp gas dương lỗi thời, kiểu dáng cũ. Tuy nhiên, nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về loại bếp này cũng như cách lắp đặt bếp gas âm sao cho đúng cách, đảm bảo an toàn.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn chi tiết các bước lắp đặt bếp gas âm cũng như cách sử dụng, bảo quản thiết bị sao cho lâu bền nhất.
Cấu tạo bếp gas âm
Bếp gas âm được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, dưới đây là một số bộ phận chính mà bạn có thể tham khảo thêm:
- Họng bếp
Đây là bộ phận quan trọng là nơi dẫn và phân chia gas tới pép chia. Thông thường, họng bếp thường làm bằng hợp kim nhôm, thép hoặc gang.
- Ống dẫn gas
Với bếp gas âm, ống dẫn gas của bếp bao gồm ống dẫn gas chính và phụ. Chất liệu làm ống gas là thép có sơn tĩnh điện.
Với mỗi loại bếp gas âm khác nhau ống dẫn gas sẽ được lắp ráp khác nhau.
- Bát chia lửa
Bát chia lửa là bộ phận đỡ pép chia lửa và cùng với pép chia lửa phân chia ngọn lửa đều khi sử dụng.
Thông thường, chất liệu cấu thành nên bộ phận này là hợp chất gang, hợp kim nhôm và hợp kim đồng.
- Cụm van điều áp
Đây là nơi hòa hợp gió và gas trước khi sử dụng. Bộ phận cụm van điều áp của bếp gas âm thường được làm bằng hợp kim nhôm đúc liền để tránh hiện tượng rò rỉ gas.
Tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm với tiêu chuẩn và kết cấu lắp ráp bếp khác nhau sẽ có các loại cụm van điều áp riêng.
- Pép chia lửa
Trong cấu tạo của bếp gas âm thì pép chia lửa là nơi phân chia ngọn lửa sinh ra của bếp và thường được làm bằng hợp kim đồng.
Hướng dẫn chi tiết lắp đặt bếp gas âm
Để lắp đặt bếp gas âm, phần mặt bếp phải được khoét lỗ theo đúng kích cỡ mặt dưới của các loại bếp từ đó phần bụng bếp mới có thể đặt lọt xuống.
Lưu ý: Nếu bạn khoét lỗ quá rộng so với kích thước bụng bếp thì mặt inox hoặc mặt kính của bếp sẽ trở thành lực chỗ chịu lực nén và sau thời gian sử dụng mặt bếp có thể bị biến dạng, thậm chí là vỡ.
Để lắp ống gas vào bếp, một đầu ống dẫn nối với van gas đầu còn lại được nối với van gas. Sau đó, bạn chỉ cần đặt pép vào họng bếp đồng thời xoay cho đến khi pép vừa khít với họng bếp, cuối cùng đặt kiềng lên khay bếp là hoàn thành cách lắp đặt bếp gas âm.
Xem video hướng dẫn tại đây nhé:
Lưu ý để sử dụng bếp gas âm luôn bền, đẹp
Để sử dụng bếp gas âm tiện lợi, an toàn và giữ cho các thiết bị bếp luôn bền đẹp, các chị em nội trợ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh đun nấu trong thời gian dài
Bếp gas âm với thiết kế mặt bếp bằng kính sang trọng, hiện đại có khả năng chịu lực cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng bếp liên tục trong khoảng thời gian dài với ngọn lửa lớn sẽ làm nhiệt độ của mặt kính và đầu đốt tăng cao từ đó khiến mặt bếp có nguy cơ bị biến dạng, nứt vỡ.
Do đó, để đảm bảo tuổi thọ của bếp, bạn cần hạn chế, tránh đun nấu trong thời gian dài.
- Chọn nồi nấu có kích cỡ phù hợp với vòng lửa của bếp
Các chuyên gia khuyên bạn, nên chọn nồi nấu trên bếp gas câm có đường kính phù hợp với kiềng bếp. Tuyệt đối không nên chọn nồi có đường kính lớn bởi nó sẽ khiến nhiệt truyền từ nồi tỏa ra bếp và khiến mặt bếp dễ bị vỡ.
Tuy nhiên, cũng không nên dùng nồi quá nhỏ thì nó hao tốn nhiên liệu, lãng phí gas và giảm độ bền của bếp.
- Vệ sinh bếp gas kỹ càng, thường xuyên
Nên để bếp gas âm nguội sau đó mới tiến hành dùng các chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch mặt kính. Tuyệt đối không được vệ sinh mặt bếp ngay sau khi mới nấu ăn xong vì việc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột có thể khiến bếp bị biến dạng.
Để bếp gas luôn được mới, sáng bóng, các chị em nội trợ cần tập thói quen vệ sinh bếp thường xuyên, tránh để vết bẩn bám trên bếp lâu vì nó sẽ khiến các bộ phận của bếp bị rỉ sét, giảm tuổi thọ của thiết bị.
Trên đây toàn bộ hướng dẫn cách lắp đặt bếp gas âm đúng cách, an toàn và đảm bảo hiệu quả. Qúy khách hàng có nhu cầu mua bếp liên hệ bếp tốt theo hotline: 0986 083 083. Không chỉ cung cấp các sản phẩm bếp gas âm chất lượng cao mà đội ngũ kỹ thuật viên bếp tốt còn hướng dẫn cách lắp đặt bếp gas tận tình, chu đáo cho mọi khách hàng.